Giữa bối cảnh ngành công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu phát triển vượt bậc và nhanh chóng, các dịch vụ kinh doanh CNTT như hoạt động thuê ngoài hay gia công quy trình kinh doanh (BPO: Back-office outsourcing) được cung cấp xuyên biên giới đang trở thành xu thế mới và ngày càng được ưa chuộng thì thị trường châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên như những điểm đến của dịch vụ nước ngoài tiềm năng, và Việt Nam được xem là một sự lựa chọn hàng đầu thế giới về dịch vụ outsourcing.
Lập trình Offshore tại Việt Nam
Offshore là gì?
Thuật ngữ này vốn được người Nhật sử dụng nhiều, khi nói đến Offshore có nghĩa là đưa công việc ra nước ngoài để làm thay vì làm trong nước
Lập trình Offshore là việc ủy thác lập trình software, Web system, lập trình smartphone application,... cho các công ty nước ngoài, hoặc các công ty con ở nước ngoài. Mục đích chính của lập trình Offshore là đảm bảo nguồn nhân lực IT và giảm bớt chi phí lập trình system. So với việc đặt hàng ở Nhật hay Âu Mỹ,... thì chi phí nhân sự của phía nhận đặt hàng ở các nước đang phát triển sẽ thấp, nên bằng cách tận dụng kỹ sư của các nước đang phát triển để lập trình thì có thể giảm bớt chi phí. Nơi nhận đơn hàng thì chủ yếu là các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,… là những nước mà có chi phí nhân sự rẻ và sức lao động phong phú, tuy nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng, hiệu suất công việc.
Lập trình Offshore một mặt có hiệu quả trong việc giảm bớt chi phí, nhưng mặt khác nếu không giám sát chặt chẽ hoặc công ty được ủy thác không có năng lực tốt thì có thể phát sinh các vấn đề về chất lượng, năng suất… do thiếu năng lực kỹ thuật của các kỹ sư địa phương hoặc những thiếu sót về mặt giao tiếp do khác biệt ngôn ngữ.
- Chi tiết về quy trình, cách vận hành Offshore thì có thể tham khảo kinh nghiệm chi tiết tại mục:
https://www.fujinet.net/vi/business-field/software-development#quy_trinh
- Những dịch vụ mà FUJINET cung cấp khi làm Offshore cho thị trường Nhật:
Tại sao lại lập trình Offshore Việt Nam?
Nguồn nhân lực tiềm năng
CNTT là một ngành khó và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, để đáp ứng được nhu cầu hiện nay, hầu như các trường đại học, cao đẳng đều mở ngành CNTT để đào tạo, phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://nhandan.vn/su-phat-trien-vuot-bac-cua-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin-va-trien-vong-dot-pha-tang-nang-suat-lao-dong-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-cua-viet-nam-post629550.html), năng lực đào tạo đại học ngành CNTT – TT của Việt Nam hiện nay là hơn 51,000 sinh viên/năm, đào tạo nghề (cao đẳng, trung cấp) ngành CNTT – TT là hơn 68,000 học viên/năm, tổng cộng là khoảng 120,000 học viên, sinh viên/năm. Nếu chưa tính tới việc tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm hơn 1,2 triệu nhân lực CNTT – TT, tức là gấp 02 lần số nhân lực CNTT – TT hiện nay.
Nhiều bạn trẻ ưu tú có xu hướng học lên cao trong các ngành thuộc khối tự nhiên, và ngành IT là ngành được các sinh viên khối tự nhiên ưa chuộng. Hàng năm 50,000 sinh viên tốt nghiệp ngành IT có bằng đại học hoặc trên đại học gia nhập vào lực lượng lao động ngành này.
Số lượng người biết tiếng Nhật tăng nhanh
Theo báo cáo nhanh của quỹ giao lưu quốc tế năm 2018, số người học tiếng Nhật tại Việt Nam ước tính khoảng 175,000 người, đứng thứ 6 trên thế giới. So với kết quả điều tra trước đó vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng nếu xét theo số lượng học viên tiếng Nhật thì Việt Nam đứng thứ 1 thế giới. Số người Việt dự thi năng lực tiếng Nhật năm 2017 là 71,242 người, xếp thứ 3 thế giới, và đứng đầu Đông Nam Á. Năng lực tiếng Nhật cũng ngày càng tiến bộ... Hiện nay cũng có nhiều trường đại học mở ngành CNTT kèm ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Nhật, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy lượng người làm việc cho thị trường Nhật ngày càng tăng.
Giai đoạn dân số vàng
Tuổi trung bình của người Việt Nam vào năm 2020 là 32,5 tuổi. Năm 2023, cũng là thời kỳ Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước thời kỳ dân số vàng với 21,1% tổng dân số là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 ~ 24. Ðặc điểm nổi bật trong thời này là dân số có khả năng lao động (từ 15 ~ 64 tuổi) chiếm tỷ lệ cao, mang lại cơ hội lớn để nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Những con số ấn tượng
Theo báo cáo của Topdev năm 2022 (https://topdev.vn/blog/bao-cao-thi-truong-it-viet-nam-nam-2022-tung-buoc-thay-doi-huong-den-su-phat-trien-kinh-te-lay-nhan-tai-lam-trung-tam/), Việt Nam được xem là địa điểm tập hợp nguồn nhân lực với trình độ cao. Việt Nam sở hữu xấp xỉ 400,000 kỹ sư phần mềm năm 2019 với hơn 50,000 sinh viên ngành IT tốt nghiệp hằng năm.
Ngoài ra, Việt Nam còn đạt được nhiều thành tựu trên các bảng xếp hạng quốc tế như:
- Việt Nam nằm trong Top 6 Các quốc gia dẫn đầu về dịch vụ Offshore trên toàn thế giới năm 2021 (Theo báo cáo “Leading countries in Offshore business services worldwide in 2021” của Statista năm 2021)
- Việt Nam xếp vị trí thứ 7 về gia công phần mềm toàn cầu (Theo báo cáo “The 2023 Kearney’s Global services location index” của hãng tư vấn AT Kearney)
https://www.kearney.com/service/digital/gsli/2023-full-report
- Việt Nam giữ vị trí Top 6 trên thế giới về gia công, xuất khẩu phần mềm (Theo báo cáo Doanh nghiệp hội nhập) - Ngành kinh tế số Việt Nam có thế mạnh rõ rệt với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao (74% vào năm 2020), môi trường kinh doanh thân thiện, cùng lợi thế về địa hình… Với ngành dịch vụ phần mềm, Việt Nam đứng thứ nhất tại khu vực Đông Nam Á
- Về chứng nhận an toàn thông tin và đảm bảo chất lượng:
Năm 2021 Việt Nam là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số công ty phần mềm đạt chứng chỉ CMMI (Capability Maturity Model Integration), cao hơn Singapore, Philippines và Malaysia. Có hàng trăm doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đạt chứng chỉ CMMI và ứng dụng kiến thức của CMMI vào quản lý dự án, trong đó có những công ty đạt CMMI mức 5 là cấp độ cao nhất về mức độ trưởng thành năng lực công nghệ phần mềm. Ngoài mô hình CMMI các công ty phần mềm còn áp dụng các quy trình quản lý linh hoạt hơn như Agile/Scrum, hoặc áp dụng các chuẩn quản lý dự án như PMP®
(https://www.pmi.org/certifications/project-management-pmp)
- Về kỹ năng nguồn nhân lực: Lập trình viên Việt Nam được xếp hạng 29 (Đại diện duy nhất khu vực Đông Nam Á trong Top 30; theo báo cáo của Skillvalue năm 2019), hạng 23 (Theo báo cáo của HackerRank năm 2016) trên toàn thế giới về kỹ năng dành cho lập trình viên
GDP tăng trưởng mạnh
Công nghiệp CNTT đã trở thành một trong những ngành kinh tế có mức ảnh hướng lớn, tốc độ phát triển hàng năm nhanh hơn nhiều so với các ngành khác và tỷ lệ đóng góp vào GDP nước nhà ngày càng cao. Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001 ~ 2009 đạt 20 ~ 25%/năm. Cho tới cuối năm 2010, doanh thu lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã thu lại gần 2 tỷ USD, doanh thu của công nghiệp phần cứng thu được 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ viễn thông được 9,4 tỷ USD. Điều này đã làm cho doanh thu tổng ngành viễn thông và CNTT lên tới gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000. Doanh thu lĩnh vực CNTT trong năm 2019 là 120 tỷ USD, gấp 400 lần so với năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm. Doanh thu năm 2022 khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trường của GDP và ngành CNTT-TT của Việt Nam (Nguồn ảnh FUJINET)
Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT
Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), năm 2013, doanh thu của ngành CNTT đạt gần 34 tỷ USD với tổng số 440,000 lao động làm việc trong 13,800 doanh nghiệp. Ngành phần mềm và dịch vụ CNTT khi đó đóng góp 2,8 tỷ USD doanh thu, với hơn 11,500 doanh nghiệp, tổng số lập trình viên khoảng gần 160,000 lao động, không chỉ đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong nước, mà còn bước đầu đặt tên trên bản đồ CNTT thế giới. Sau 10 năm, các chỉ số của ngành CNTT đều tăng gấp 5 lần. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 148 tỷ USD, với 1,3 triệu nhân lực. Doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT đạt gần 16 tỷ USD (tăng gần 6 lần), xuất khẩu phần mềm và dịch vụ đạt trên 5 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số là 75,000 doanh nghiệp. Cùng đó, nhiều lĩnh vực mới liên tiếp được mở ra như Social, Mobility, AI, Cloud, Big Data, RPA, IoT…
Mối quan hệ hữu nghị Việt – Nhật
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Sau nhiều năm, hai nước đang trở thành đối tác chiến lược quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực. Về mặt chính trị, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau. Về mặt kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là quốc gia cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam.
Nhờ mối quan hệ hữu nghị này, các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển Offshore tại Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi.
Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được diễn ra vào ngày 21/09/2023 tại Hà Nội, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio khẳng định, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa được đánh giá đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Đại sứ cho biết Việt Nam là điểm đến được các doanh nghiệp Nhật Bản ưa thích thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ khi xem xét các quốc gia, vùng lãnh thổ để mở rộng kinh doanh trong tương lai; cộng đồng người Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản; Việt Nam cũng đứng thứ hai thế giới về số lượng du học sinh tại Nhật Bản.
Thế hệ trẻ của Nhật Bản và Việt Nam hiện đang hoạt động tích cực với vai trò sợi dây gắn kết giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có công nghệ thông tin, công nghệ cao, kinh doanh và nghệ thuật.
Môi trường đầu tư an toàn và ổn định
Việt Nam có nền chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thuận lợi. Người dân Việt Nam và Nhật Bản cũng có những nét tương đồng về văn hóa, tính cách, cần cù chịu khó, nên việc trao đổi, giao tiếp trong công việc cũng thuận tiện. Ngoài ra, người Việt chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm cao nên luôn chuyên tâm vào công việc.
Về mặt địa lý, từ Nhật sang Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) dao động 6 ~ 7 tiếng bay, chênh lệch múi giờ là 2 tiếng nên thuận lợi trong việc trao đổi email, TV Meeting…
Chính phủ Việt Nam chú trọng đầu tư vào ngành CNTT, đầu tư nhiều vào việc phát triển Offshore cho thị trường Nhật Bản. Nhờ đó mà nhân lực trong ngành IT hướng tới thị trường Nhật rất dồi dào, chi phí nhân công được duy trì ở mức ổn định.
Lý do chọn FUJINET SYSTEMS
Partner đáng tin cậy
- Thành lập hơn 20 năm! Luôn tâm niệm về 「Chất lượng chuẩn Nhật」
Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đặt hàng liên tục trong nhiều năm liền
【An tâm vì có thể trao đổi theo cách suy nghĩ của người Nhật】
- Luôn đáp ứng được mong muốn của khách hàng
- Có kinh nghiệm phong phú về offshore & Có cố vấn người Nhật
Đa dạng dịch vụ
- Phát triển phần mềm
‐ Lập trình system (hợp đồng labo, hợp đồng ủy thác)
‐ Service hỗ trợ SE
- Hợp tác phát triển R&D
- Công việc SI (Tích hợp hệ thống)
- Thiết kế AutoCAD
Đã thực hiện hơn 3000 dự án
- Đa dạng nghiệp vụ các dự án lập trình cho thị trường Nhật
- Có nhiều thực tích lập trình về system nghiệp vụ, migration hệ thống, dự án cho web, mobile,...