Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động và khủng hoảng làm chậm sự phát triển chung cho Việt Nam và cả Thế giới. Nhưng bên cạnh đó thì một số lĩnh vực được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ như y học, nghiên cứu sinh học, chế tạo hay đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)
CNTT là một ngành đang trên đà phát triển rất nhanh. Cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng việc làm và công nghệ mới nổi cũng sẽ chuyển dịch mạnh mẽ trong những năm tới. Các xu hướng hiện nay của ngành CNTT đang tiếp tục cải thiện và thể hiện các chức năng mới trong các lĩnh vực như y học, giải trí, kinh doanh, giáo dục, tiếp thị, thực thi pháp luật và hơn thế nữa. CNTT đang phát triển nhanh chóng đến mức những phát minh mới ra đời đều chóng thay thế các dự báo hiện tại.
Định hướng ứng dụng CNTT ở Việt Nam:
Năm 2021, các bộ, ngành và địa phương cần hoàn thành việc ban hành Chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương mình theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tỷ lệ 100% các xã có ít nhất 01 dịch vụ số (y tế, giáo dục, thương mại điện tử,…) phục vụ trực tiếp người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông phải là bộ đi đầu về chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của Bộ; tiếp tục chủ trì tổ chức ra mắt các nền tảng số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình về chuyển đổi số; các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí từ 1-2% tỷ lệ chi ngân sách các cấp (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) cho xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử. Thực hiện các mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đẩy nhanh và triển khai toàn diện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các xu hướng CNTT nổi bật đang ngày càng phát triển hiện nay:
1/ Điện toán đám mây (Cloud computing) – Điện toán đám mây là mạng lưới tài nguyên mà một công ty có thể truy cập và phương pháp sử dụng ổ đĩa kỹ thuật số làm tăng hiệu quả của tổ chức. Theo Forbes, 83% khối lượng công việc của doanh nghiệp sẽ ở trên đám mây vào năm 2020, có nghĩa là năm 2021 xu hướng này sẽ ngày càng gia tăng.
2/ Phân tích dữ liệu lớn (Bigdata) – Dữ liệu lớn là một xu hướng cho phép các doanh nghiệp phân tích các tập hợp thông tin mở rộng để đạt được sự đa dạng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng. Việc kiểm tra dữ liệu để hiểu thị trường và chiến lược đang trở nên dễ quản lý hơn với những tiến bộ trong các chương trình phân tích dữ liệu.
3/ Tự động hóa – Một xu hướng khác trong ngành CNTT là các quy trình tự động. Các quy trình tự động có thể thu thập thông tin từ nhà cung cấp, khách hàng và các tài liệu khác. Các quy trình tự động trong tương lai sẽ mở rộng sang cửa hàng tạp hóa và các phương thức thanh toán tự động khác để hợp lý hóa cũng như tăng cường trải nghiệm của người tiêu dùng.
4/ Trí tuệ nhân tạo (AI) – Đây là một xu hướng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nói đến Công nghiệp 4.0 là nói đến AI. Vì vậy trong tương lai việc phát triển công nghệ AI là một việc không thể thiếu của các công ty CNTT.
5/ Blockchain – Dữ liệu chuỗi khối, là một phương pháp an toàn và nhanh chóng sẽ tiếp tục phát triển phổ biến và được sử dụng vào năm 2021. Hệ thống này cho phép bạn nhập dữ liệu bổ sung mà không cần thay đổi, thay thế hoặc xóa bất kỳ thứ gì. Trong dòng chảy của các hệ thống dữ liệu được chia sẻ như lưu trữ đám mây và tài nguyên, việc bảo vệ dữ liệu gốc mà không làm mất thông tin quan trọng là rất quan trọng.
6/ Internet of Things (IoT) – Là một phong trào mới nổi của các sản phẩm tích hợp WiFi và khả năng kết nối mạng. Ô tô, nhà cửa, thiết bị gia dụng và các sản phẩm khác giờ đây có thể kết nối với Internet, làm cho các hoạt động xung quanh nhà và trên đường trở thành trải nghiệm nâng cao. Việc sử dụng IoT cho phép mọi người bật nhạc rảnh tay bằng một lệnh đơn giản hoặc khóa và mở khóa cửa của họ ngay cả từ khoảng cách xa.
Như vậy, trong năm 2021 và tương lai, CNTT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò rất quan trọng khi ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam và Thế giới.
FUJINET cũng đã nắm bắt những xu hướng này qua việc phối hợp với đối tác tại Nhật để phát triển các dự án liên quan AI, Cloud Computing…. Ngoài ra, R&D Center cũng đang tạo ra những sản phẩm, dịch vụ dựa trên kết quả nghiên cứu về AI, OCR, NLP... góp phần vào sự phát triển bền vững của FUJINET trong tương lai.
Nguồn: Sưu tầm & Viết lại.